%A Thi Duyen Ngo %A Thi Hoi Le %A Duy Loi Vu %A Dinh Viet Nguyen %T ĐÁNH GIÁ HIỆU SUẤT CHIẾN LƯỢC QUẢN LÝ HÀNG ĐỢI RED BẰNG BỘ MÔ PHỎNG MẠNG NS %X Báo cáo này trình bày các kết quả nghiên cứu của chúng tôi về RED (Random Early Detection of congestion) bằng bộ mô phỏng mạng NS. Chúng tôi cũng thực hiện các mô phỏng hàng đợi kiểu Tail-Drop để so sánh với RED. Vì lưu lượng trên Internet có đặc tính bùng nổ nên hàng đợi (bộ đệm) tại các nút mạng (router) phải có kích thước đủ lớn, để đảm bảo cho các nút thực hiện chức năng store-and-forward một cách hiệu quả. Tuy nhiên, nếu thi hành chính sách phục vụ tại hàng đợi kiểu FIFO (Tail-Drop Queue) thì hàng đợi sẽ thường xuyên ở trạng thái đầy, làm tăng đáng kể thời gian trễ trung bình của các gói tin trong mạng. Do vậy, điều quan trọng là phải có các kỹ thuật để đảm bảo cho mạng đạt được thông lượng cao và thời gian trễ trung bình nhỏ. RED là một chiến lược quản lý hàng đợi động, cộng tác với chiến lược tránh tắc nghẽn tại nguồn của TCP; RED đáp ứng được các yêu cầu nêu trên. RED phát hiện sớm sự tắc nghẽn mạng ngay khi nó có dấu hiệu sắp xuất hiện và phản ứng một cách tích cực để ngăn chặn. %C Hà Nội, Việt Nam %D 2005 %P 394-403 %L SisLab2992